[BOOK REVIEW] Dám Hạnh Phúc – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Vậy là bản dịch tiếng Việt cuối cùng cũng được xuất bản!

“Dám Hạnh Phúc”.

Đây là phần tiếp theo của cuốn sách bán chạy mà có thể mọi người đã từng nghe đến: “Dám Bị Ghét”. Đợt ở bên Nhật mình đã có cơ hội được cầm trên tay cả 2 cuốn bằng tiếng Nhật nhưng chỉ đọc kĩ cuốn phần 1. Được cầm trên tay bản dịch tiếng Việt phần 2, mình đã dành 2 ngày để đọc nó, và công nhận là cuốn sách rất hay nhưng vẫn có nhiều chỗ khó hiểu, hoặc do não mình chậm.

Cuốn sách Dám Bị Ghét

   Nói một chút về cuốn sách này. Cuốn sách này giới thiệu với người đọc về tâm lý học Adler thông qua cuộc trò chuyện giữa một chàng thanh niên và triết gia. Các bạn có thể search google “review sách Dám bị ghét” và có rất rất nhiều trang web cũng như blog đánh giá và tóm tắt cuốn sách này.

f8e1782b8469c72463e40c4f430792a8

   Cá nhân mình thấy cuốn này rất hay bởi mình không hề biết một tí gì về tâm lý học cũng như tư tưởng Adler. Có những quan điểm mà lần đầu đọc khiến mình chỉ muốn thốt lên “WTF?!”, ví dụ như “sang chấn tâm lý không hề tồn tại”. Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm mà mình đồng tình ngay khi đọc được nó, ví dụ như “hạnh phúc chính là cảm giác cống hiến”, hay “sống hết mình ngay tại đây, vào lúc này”. Nhìn chung, cuốn sách dẫn tới một kết luận là: nếu muốn sống hạnh phúc thì phải biết chấp nhận việc bị ghét. Nếu ai chưa đọc cuốn này thì mình super recommend. Hay cơ mà hơi hack não, đến mình bây giờ vẫn chưa thể hiểu được hết nữa là.

Review sách Dám Hạnh Phúc

Processed with VSCO with hb2 preset

   “Dám Hạnh Phúc” là phần tiếp theo của cuốn “Dám Bị Ghét”. Chàng thang niên đã được thầy triết gia “thông não” tư tưởng Adler, nhưng 3 năm sau anh chàng quay lại gặp ông thầy và than phiền rằng những quan điểm này không hề thực tế và gần như không thể áp dụng được. Và thế là 2 người lại có một đêm không ngủ để ngồi tranh luận với nhau về tư tưởng Adler.

   Chàng thanh niên than phiền về việc anh đã áp dụng tư tưởng Adler khi dạy học ở trường, ví dụ như “không được khen ngợi cũng không được mắng mỏ”, và kết quả là lớp học trở nên náo loạn hơn. Và anh cho rằng, tư tưởng của Adler chỉ là lý thuyết suông trên giấy, không giúp ích gì trong xã hội hiện đại.

   Triết gia lắng nghe chàng thanh niên, đồng thời giải thích cụ thể hơn về những hiểu nhầm về tư tưởng Adler. Tiếp đó có một đoạn hội thoại mà mình muốn trích ở đây:

   Triết gia: Ai cũng có thể hạnh phúc ngay từ giây phút này. […]Chỉ có điều, chúng ta không thể hưởng thụ hạnh phúc nếu chỉ đứng yên tại chỗ. Cần phải tiếp tục tiến bước trên con đường mình đã đặt chân lên. Cậu đã tiến một bước đầu tiên. Đã tiến một bước dài. Tuy nhiên, cậu đang nhụt chí, định thoái lui chứ không chỉ dừng lại. Cậu có biết tại sao không?

   Chàng thanh niên: Thầy bảo tôi không có khả năng chịu đựng?

   Triết gia: Không hề. Cậu chỉ chưa đưa ra được “lựa chọn lớn nhất của cuộc đời” thôi.

   Chàng thanh niên: Lựa chọn lớn nhất của cuộc đời? Thầy bảo tôi lựa chọn gì cơ?

   Triết gia: Tôi nói vừa nãy rồi đấy. Là “tình yêu”.

   Chàng thanh niên: Trời, một từ đó thì làm sao mà tôi hiểu được! Đừng nói một cách trừu tượng để tránh né nữa!!

   Triết gia: Tôi nghiêm túc mà. Những vướng mắc trong lòng cậu bây giờ đều được gói gọn trong một từ “tình yêu”.

   Vậy là đang từ câu chuyện liên quan đến việc dạy học, triết gia lại đi đến kết luận liên quan đến “tình yêu”. Nghe tưởng chừng xa vời, nhưng thực ra nếu đọc hết cả cuốn sách thì bạn sẽ thấy nó đều kết nối với nhau.

   Những đoạn hội thoại trong cuốn sách có đề cập đến những nội dung đã có ở sách “Dám bị ghét”, và nó giúp mình có thể ôn lại một chút về tư tưởng Adler mà không cần phải đọc lại cuốn cũ. Bên cạnh đó, cuốn “Dám Hạnh Phúc” này cũng nêu ra những quan điểm mới về tư tưởng Adler, bao gồm cả những cái mình thấy khó hiểu cũng như đọc một phát hiểu luôn. Mình tóm tắt 5 chương của cuốn sách cũng như nêu cảm nhận ngắn gọn của mình cho mỗi chương.

1. “Người khác xấu xa” và “Ta tội nghiệp”

   Triết gia đưa ra một lăng trụ tam giác và từ vị trí của chàng thanh niên thì sẽ chỉ nhìn thấy được hai mặt, có ghi “người khác xấu xa”“ta tội nghiệp”. Còn một mặt nữa, đó chính là “giờ phải làm gì?”. Khi trò chuyện tâm sự với gia đình, bạn bè thì nếu trực quan hóa sẽ thấy rằng thường mọi người chỉ nói đến hoặc phê phán “người khác xấu xa” hoặc than vãn về “ta tội nghiệp”. Nhưng trong tâm lý học Adler, mọi cuộc trao đổi đều phải xoay quanh mặt thứ 3 “giờ phải làm gì”. Chuẩn không cần chỉnhĐây chính là quan điểm mình đồng tình nhất trong cuốn sách. 

2. Phủ định “thưởng phạt”

   Cuốn “Dám bị ghét” đã đề cập đến quan điểm không được khen cũng không được mắng. Sang phần 2 này triết gia đã giải thích cặn kẽ hơn bằng cách phân tích 5 giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ con, từ việc “mong muốn được tán thưởng” đến “chứng tỏ sự vô dụng”. Cái “5 giai đoạn” này khá là mới mẻ nên mình rất thích thú khi đọc chương này. 

3. Từ nguyên lý cạnh tranh đến nguyên lý hợp tác

   Tiếp nối chương 2, nhà triết học cho rằng nếu con người sống dưới “chế độ khen-mắng” thì toàn bộ con người, xã hội xung quanh sẽ trở thành “địch”. Theo Adler thì con người, tổ chức cần phải bỏ tư tưởng thưởng phạt, cũng như cạnh tranh thay vào đó là hợp tác. Chương này hơi tốn “nơ ron não” để có thể hiểu cặn kẽ, bởi nó còn liên quan đến một số từ khóa của triết lý Adler như “Cảm thức cộng đồng” hay “Phân chia nhiệm vụ”. Có lẽ mình cần phải đọc kỹ lại đoạn này cũng như sách “dám bị ghét” để có thể hiểu hơn những gì nhà triết học muốn nói. 

4. Cho đi và nhận lại

   Chương này có nhắc lại một quan điểm theo mình thì nó khá là hay mà ở cuốn “Dám bị ghét” đã đề cập tới: “mọi phiền muộn đều bắt đầu từ quan hệ giữa người với người”. Thêm vào đó, nhà triết học cũng nói thêm rằng “mọi niềm vui cũng bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người”. Ngoài ra, nhà triết học còn so sánh “tín dụng”“tin tưởng” trong quan hệ con người, và kết luận rằng, “muốn được tin tưởng nên tin tưởng trước”. Nói cụt ngủn thế này ở đây chắc cũng khó hiểu nhưng đại khái là nó liên quan đến cho đi và nhận lại. Tin tưởng, tôn trọng là trao đi, và nếu không cho đi (give) thì hiển nhiên sẽ không nhận lại đc (take). Bản thân mình rất tâm đắc với cụm từ “Give and Take”, thế nên mình thấy những quan điểm được nêu ra ở chương này dễ hiểu và khá thực tiễn. 

5. Hãy chọn cuộc đời yêu thương

   Chương cuối nói về chủ đề tình yêu. Theo tư tưởng Adler, chúng ta không thể “rơi vào” tình yêu, và kể cả nếu như có rơi vào thì nó không phải là nhiệm vụ cuộc đời. Tình yêu là một cảm xúc có thể vun đắp bởi sức mạnh của ý chí từ con số 0. “Rơi vào tình yêu” thực chất giống như việc con người “bị lôi cuốn vào ham muốn vật chất”. Và thay vì “để được yêu”, tư tưởng Adler nhấn mạnh việc “chủ động yêu người khác”. Mình thấy đây là chương thú vị nhất vì nó nói về chủ đề tình yêu, cơ mà vì quan điểm này nghe “lạ tai” quá nên chưa kịp “hấp thu” được, nên chỉ dừng ở lại mức tham khảo thôi. 

KẾT

   Nhìn chung đây là cuốn sách khá là hay, tuy nhiên để mà so sánh với cuốn trước đó thì mình vẫn thích “Dám bị ghét” hơn. Lí do cũng đơn giản thôi, “Dám bị ghét” là cuốn sách đầu tiên mình đọc có nội dung về tâm lý học Adler, nên mức độ “shock” sách cao hơn cuốn “Dám hạnh phúc”. Đọc cuốn “Dám bị ghét” lúc nào cũng trong trạng thái căng não vì toàn gặp phải mấy thứ khái niệm mới mẻ nhưng cũng rất cuốn hút.

   Cuốn mới này có nhiều phần đề cập đến nội dung cũ nên mình cũng khá quen, không bị “hack não” mấy, nhưng không thể phủ nhận rằng tư tưởng Adler luôn rất khó hiểu, khó tiếp thu và khó áp dụng. Tính theo phần trăm thì có lẽ mình hiểu được 70% nội dung cuốn sách sau lần đọc đầu tiên, có lẽ chắc phải đọc lại một lần nữa. Dù gì mình cảm thấy rất vui khi được đọc bản dịch vì mình cũng khá mong chờ khi nào phần 2 mới được xuất bản.

   Bạn nào đang có ý định mua đọc sách này thì mình khuyên nên tìm đọc cuốn “Dám bị ghét” trước để được hiểu rõ về tư tưởng Adler. Còn những ai đã đọc “Dám bị ghét” rồi thì for sure hãy đọc “Dám hạnh phúc”.

Processed with VSCO with hb2 preset

Posted by

Chào mừng bạn đến với blog của mình. Đây là nơi mình thường xuyên chia sẻ về những câu chuyện nho nhỏ trong đời sống thường ngày của mình. Mình tin rằng, hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy được sự bình yên và một chút niềm vui nho nhỏ khi đọc blog của mình. ENJOY! ブログへようこそ! あるベトナム人(僕)の毎日の話です!日記だけでなく、人生話、ライフスタイル、そしてミニマリズムについて色々書いています。

6 thoughts on “[BOOK REVIEW] Dám Hạnh Phúc – Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

  1. bạn review sách còn tốt hơn nhiều một số web “chuyên” review sách nữa là…
    Con nữa, “dám” hạnh phúc. “Dám” là một khái niệm thú vị. Mình sẽ tìm đọc cuốn này thử.

    Liked by 1 person

      1. Đọc review là biết người viết có đọc sách hay không à. Khả năng đọc của bạn tốt quá, đừng đánh mất nó, cứ viết review nhiều vào. :v

        Liked by 1 person

  2. Với mình, thứ kiểu “hit my head” nhất từ cuốn dám hạnh phúc là khái niệm THE SEPARATION OF TASK. À, mình cũng thích quyển dám bị ghét hơn lý do thì… mà thôi dài lắm :v
    Thêm vài câu mình bị ấn tượng nữa, đã lưu lại và copy paste qua đây :))
    – THE OBJECTIVE OF EDUCATION IS SELF-RELIANCE
    – RESPECT IS SEEING A PERSON AS HE IS
    – Concern others concerns
    – YOUR ” NOW” DECIDES THE PAST
    – WHAT SHOULD I DO FROM NOW ?
    The moment of truth lol “21 Mar 2020 I dropped out in the middle of this book. I finally didn’t make it through. To be honest it does not appeal to me like its previous book.”

    Liked by 1 person

Leave a comment