Nhật ký – 10 tiếng của sự tập trung

10 tiếng. Một kỉ lục mới được thiết lập trên ứng dụng Forest mà mình đang sử dụng với mục đích theo dõi thời gian tập trung của bản thân. Kỉ lục trước đó được xác lập vào ngày 6/1 đầu năm, với thời lượng là 8 tiếng 30 phút.

Trong ngày hôm qua (09/06), mặc dù ở nhà cả ngày nhưng mình vẫn đạt được một trạng thái tập trung cao độ, liên tục làm các công việc khác nhau kéo dài từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối mà gần như không bị thừa ra một khoảng thời gian chết nào.

10 tieng
Chức năng thống kê trên Forest

Trong 10 tiếng này, gần 8 tiếng được dành cho các việc liên quan đến học và làm assignment liên quan đến trường học, 1 tiếng ngồi edit vlog, 30 phút viết blog, còn lại được chia đều cho 3 việc là đọc sách, tập piano và học tiếng Hàn.

Chuyện là hôm vừa rồi trên youtube có suggest mình một video của bạn studywithsab, với tiêu đề “LÀM SAO ĐỂ HỌC CẢ NGÀY|Cách học 8-14 tiếng một ngày”. Nhìn tiêu đề thôi mà mình tự dưng băn khoăn rằng liệu bản thân có thể tập trung tối đa bao nhiêu tiếng một ngày. Rồi mình thử làm một phép tính.

24 giờ – (8 tiếng ngủ) – (1 tiếng Morning Routine & Night Routine) – (2 tiếng ăn uống) – (1 tiếng Net Surfing + Email + SNS) – (30 phút thể dục + tắm rửa) = 11 tiếng rưỡi.

Tức là trong một ngày mình có thể dành tối đa khoảng 11-12 tiếng để tập trung học và làm việc. Tối thứ 2 mình lập thời gian biểu cho nguyên một ngày thứ 3 bằng Google Calendar, sắp xếp trình tự việc làm sao cho việc quan trọng nhất sẽ được hoàn thành trong buổi sáng, và rồi nếu còn thời gian thì sẽ làm dự án cá nhân.

calendar
Tổng quan về lịch trình trong Google Calendar của mình tuần này (tính đến thời điểm sáng ngày 10/06)

Sau đây, mình sẽ chia sẻ cụ thể một số công việc mình làm theo từng khung giờ, cũng như là giới thiệu qua về những gì mình đang học trên trường.

5:30 – 6:00 | Morning Routine

Dù có là trong mùa dịch, hay là mùa chạy deadline, thì sáng nào mình cũng luôn dành 30 phút để thực hiện thói quen buổi sáng. Đặc biệt là trong thời gian này, mình tăng thời gian ngồi thiền từ 5 lên 10 phút. Trong những ngày bận bịu và luôn cảm thấy gấp gáp, mình lại càng dành nhiều thời gian hơn để tĩnh tâm vào buổi sáng. Ngay cả việc viết nhật ký giờ đây cũng tốn nhiều thời gian hơn, vì mình kết hợp cả việc luyện viết chữ nữa. Nhưng đây chính là cách mình khởi đầu một ngày mới. Calm and mindful.

6:00 – 7:00 | Học ôn thi ME

Khoảng thời gian này vốn được mình sử dụng để học tiếng Hàn 25 phút, luyện viết chữ, hay đọc sách,… Nhưng bây giờ mình tận dụng nó để học các môn trên lớp. Thứ 6 này mình thi môn Kinh tế học quản trị (Managerial Economics, gọi tắt là ME), thuộc kinh tế vi mô (Microeconomics). Từ 2 tuần trước thì hầu như sáng nào mình cũng dành một tiếng để học ôn thi môn này, trung bình mỗi ngày 1-2 chương. Sang tuần này mình bắt đầu làm lại các bài tập trong giáo trình. Tính ra mình đã dành tổng cộng 14 tiếng để ôn thi cho môn ME, và mình sẽ không cần phải thức đêm hay cày nguyên một ngày chỉ để học môn này nữa.

7:00 – 7:30 | Ăn sáng, tập piano 15 phút

Xuống tầng 1 thì thấy mẹ đã múc sẵn bát cháo nên mình chỉ việc ăn thôi. Thường thì ăn xong mình hay đợi khoảng 15-30 phút mới tiếp tục học. Trong lúc này, mình tranh thủ  trồng cây 15 phút để luyện đàn piano.

7:30 – 8:00 | Làm nốt vài câu hỏi trong một chương học môn ME

8:00 – 12:00 | Ngồi viết luận HRM

4 tiếng buổi sáng được mình dành cho việc làm quan trọng nhất trong ngày, đó là viết luận giữa kì môn Quản trị nhân sự (Human Resources Management, HRM). Nội dung bài viết liên quan đến việc phân tích một mảng trong tuyển dụng nhân sự online (E-recruitment) của một công ty Việt Nam. Mặc dù deadline là thứ 2 tuần sau nữa, nhưng mình làm luôn vì hôm qua mới thuyết trình về case này nên vẫn đang còn nhớ được nhiều ý.

Mình chia nhỏ 4 tiếng (chính xác là 3 tiếng 45 phút) ra thành các hiệp Pomodoro kéo dài 25 phút, và có được tổng cộng 7 hiệp. Và đầu ra của mình là một bài luận ngắn dài 7 trang, có tổng số chữ là 1,658. Tức là trung bình cứ 25 phút thì mình viết được khoảng một trang giấy. Chưa kể bài viết mang tính chuyên ngành nên mình cũng tốn kha khá thời gian trong việc tìm các số liệu, trích dẫn nguồn một cách cẩn thận. Nhìn chung là khá năng suất.

DSCF8096

12:00 – 12:30 | Ăn trưa

12:30 – 13:00 | Check Email và mạng xã hội

Từ giữa tháng 5 mình thực hiện công cuộc digital declutter (tối giản hoá kĩ thuật số) lần 2, và có đặt ra một quy tắc cho việc sử dụng mạng xã hội, đó là dành 30 phút sau bữa ăn (ăn trưa và ăn tối) để check qua email, youtube studio, tin nhắn trên Facebook cá nhân cũng như fanpage.

13:00 – 13:30 | Nghỉ trưa (Nap Time)

13:30 – 14:00 | Ngồi đọc qua slide bài giảng buổi chiều

Từ 14:00 mình có lớp học online với thầy Nhật qua Zoom, và thường thì cứ 30 phút trước giờ học mình sẽ tranh thủ ngồi đọc lướt qua tài liệu được gửi trước, cũng như chuẩn bị các thao tác cần thiết cho việc học online, ví dụ như bật Teams hay tham gia Zoom meeting.

14:00 – 16:15 | Học online QLA

Trong kì 2 này vốn dĩ các giáo sư của trường Đại học Yokohama (Yokohama National University) sẽ sang Việt Nam trực tiếp giảng dạy các môn quản trị, tuy nhiên do dịch Covid-19 mà gần như toàn bộ các lớp học đều phải chuyển sang học online. Đây là buổi học thứ 2 của môn Phân tích định tính (Qualitative Analysis – QLA). Học thạc sĩ nói chung và MBA nói riêng thì chắc chắn phải học hai phương pháp nghiên cứu là qualitative và quantitative (định tính và định lượng). Cá nhân mình hứng thú hơn với phân tích định tính vì thú thật là mình hơi ngại số má, nhất là thống kê. Tuy vậy mình vẫn cần phải nắm chắc kiến thức trong phân tích định lượng, bởi có khả năng là luận văn thạc sĩ của mình sẽ dựa trên phương pháp mixed-method, tức là kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu.

16:30 – 17:00 | Hoàn thành bài tập về nhà của môn Corporate Finance (CF)

Tài chính doanh nghiệp là một trong những môn “hại não” nhất đối với mình, bởi trước giờ mình gần như chưa học một tí gì liên quan đến mảng kế toán tài chính. Cơ mà nhờ lợi thế tiếng Anh cũng như có ý thức tự học nên mình tự tìm giáo trình môn này trên mạng, vừa đọc slide vừa đọc nội dung trong sách, và cố gắng tự làm bài tập. Lớp học buổi chiều hôm nay thầy giáo có sử dụng bài tập về nhà của mình để check trước cả lớp. May quá, không sai chỗ nào =))

17:00 – 17:30 | Tập thể dục HIIT 4 phút và tắm

Sau quãng thời gian ốm sấp mặt từ giữa tháng 5 thì mình cũng đã phục hồi hẳn và có đủ sức để tập thể dục theo phương pháp HIIT 4 phút.

17:30 – 18:30 | Đọc trước tài liệu của lớp học hôm sau

Tắm xong mình lại ngồi vào bàn, sử dụng một chút năng lượng tập trung còn sót lại để tiếp tục chiến đấu với môn tài chính doanh nghiệp. Lần này mình ngồi đọc qua 2 chương 5 & 6 mà thầy giáo sẽ dạy vào buổi hôm sau. Đây cũng là lúc mình cảm thấy rất khó để input những kiến thức mới. Ban đầu mình định ngồi học 1 tiếng rưỡi đến 7 giờ, nhưng sau 2 hiệp thì mình tạm thời đầu hàng khi thấy chương 6 liên quan đến tính toán hệ số beta trong thị trường chứng khoán…

DSCF8092

18:30 – 19:00 | Viết dàn ý cho bài viết này

Ngay từ buổi tối thứ 2, khi lên kế hoạch cho một ngày “siêu tập trung” này thì mình cũng đã có dự định sẽ viết một bài chia sẻ về ngày này, và mình tận dụng 30 phút trước bữa tối để lập dàn ý và chụp một số ảnh để cho vào bài viết.

19:00 – 20:00 | Ăn tối và nghỉ ngơi

Trong lúc chờ cơm, thi thoảng mình tranh thủ đọc sách trên một số ứng dụng trên điện thoại, ví dụ như Waka hoặc Blinkist. Hôm kia mình vô tình tìm thấy cuốn “Học khôn ngoan để dẫn đầu” của Olav Schewe trên Waka, mà đợt này đang ngập trong học hành nên đọc thử xem thế nào. Bản gốc của cuốn này được viết bằng tiếng Nauy với tiêu đề là “Super Student”. Mặc dù trên waka thấy đánh giá cao nhưng trên goodread thì gần như không có một review nào ngoại trừ một cái đánh giá 1 sao. Anyway, đọc thử xem sao.

20:00 – 21:00 | Edit Vlog

Mặc dù sức tập trung cho việc học gần như làkhông còn nhưng mình vẫn đủ năng lượng để ngồi làm dự án cá nhân trong vòng 1 tiếng, đó là edit vlog. Thứ 7 vừa rồi mình có quay một daily vlog khá là dài, và mình đang trong quá trình edit để có thể upload được vào cuối tuần này. Thường thì khâu viết phụ đề tốn khá nhiều thời gian, và trong 1 tiếng buổi tối mình mới chỉ hoàn thành được subtitle cho 1/4 video.

DSCF8101
Cuối tuần sẽ có món ngon đây

21:00 – 21:30 | Shutdown Ritual (Night Routine)

Cứ đến 9 giờ là ứng dụng theo dõi thói quen “Way of Life” gửi thông báo hỏi xem mình đã hoàn thành các thói quen nhỏ chưa, ví dụ như học tiếng Hàn, tập đàn 5 phút,…

Mình gọi thói quen buổi tối của mình là Shutdown Ritual – Nghi lễ “tắt máy”, bao gồm các công việc như ghi lại nhật ký của ngày hôm nay bằng lời nói, check to-do list, sau đó lập kế hoạch cho ngày tiếp theo. Nếu bạn tò mò về “Shutdown Ritual”, hãy đọc bài viết này nhé: Làm điều này trước khi đi ngủ và cuộc đời bạn sẽ thay đổi từ ngày mai

21:30 – 22:00 | Học tiếng Hàn

Sau khi kết thúc Night Routine, mình sẽ lên giường, mở ứng dụng Lingodeer để học tiếng Hàn. Thời gian này mình ưu tiên cho việc học các môn trên trường, nên mình sẽ chỉ duy trì tiếng Hàn với thói quen nhỏ đã đề ra: 10XP trên ứng dụng Lingodeer (chủ yếu là ôn lại ngữ pháp), 5 từ mới trên Memrise và xem qua mục “Today’s Korean Conversation” trên Naver Dict. Thường thì sẽ chỉ tốn 15-20 phút để hoàn thành tất cả các tiêu chí của thói quen nhỏ dành cho việc học tiếng Hàn.

phone
Thời gian sử dụng điện thoại ngày 9/6

22:15 | Xây nhà và đi ngủ

Đến 22:15, điện thoại một lần nữa gửi thông báo. Lần này là thông báo từ ứng dụng có tên là SleepTown, được phát triển bởi Seekrtech, và họ cũng là những người tạo ra app Forest. Nếu ban ngày mình trồng rừng và trong thời gian đó mình tập trung học và làm việc, ban đêm mình sẽ xây nhà và trong thời gian đó mình đi ngủ. Một khi đã xây nhà thì mình không được phép sử dụng điện thoại nữa, nếu không nhà sẽ bị hỏng. Nếu đặt mục tiêu là ngủ trước 10:30 và dậy lúc 5:30, thì mình phải bấm nút Sleep trước 10:30, và bấm nút wake up khi có tiếng chuông báo thức lúc 5:30.

sleep
Ứng dụng SleepTown

Hi vọng bài viết này giúp mọi người hình dung được rằng để có thể tập trung được trên dưới 10 tiếng một ngày thì điều quan trọng nhất là tính kỷ luật cá nhân, đặc biệt là trong việc thiết lập kế hoạch, thời gian biểu, từ đó hạn chế chứng mệt mỏi vì quyết định (decision fatigue) cũng như khoảng thời gian chết.

Stay focused, be present

Kira.

10/06/2020.

Posted by

Chào mừng bạn đến với blog của mình. Đây là nơi mình thường xuyên chia sẻ về những câu chuyện nho nhỏ trong đời sống thường ngày của mình. Mình tin rằng, hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy được sự bình yên và một chút niềm vui nho nhỏ khi đọc blog của mình. ENJOY! ブログへようこそ! あるベトナム人(僕)の毎日の話です!日記だけでなく、人生話、ライフスタイル、そしてミニマリズムについて色々書いています。

18 thoughts on “Nhật ký – 10 tiếng của sự tập trung

  1. Nể em thật sự. Mỗi 25 phút trên forest đã là 1 cuộc chiến với chị rồi đấy. Từ giờ trước khi quyết tâm làm việc gì chị nghĩ là chị sẽ nhìn lại chính mình chứ không phải nhìn vào em hay bất kì một ai khác. Chỉ là bản thân không kỉ luật và không kiên trì.

    Liked by 1 person

  2. Em cũng đang chìm trong một bể deadline không có hồi kết, anh làm việc thật năng suất, cảm ơn anh vì chia sẻ thú vị và nó cũng làm em lóe lên một suy nghĩ là cuối tuần này mình có nên làm 1 challenge như này không?

    Liked by 2 people

      1. Em có thử challenge này rồi a ạ, mà e luôn có một vướn mắt không khắc phục được là ngủ gục không tập trung được ạ. Mong anh cho lời khuyên về cái tật này của em, hix.

        Like

  3. You’re madddd. You know I am very much against the idea of having every single hour planned for and structured. But now this actually makes sense. I’m still struggling to balance between work, study and me-time because there’re always too many things to do and I can only have as many as 24 hours. In my first attempt I’m looking at 9 hours of work time consisting of a WFH part-time job (very scattered working hour), thesis research/writing (frequently disrupted by writer’s block) and this feels like I’m working too much and too little at the same time. Other tasks include wellness routine (2 hours), reading (1 hour) house chores (say this is another ± 4hours as sometimes cooking only takes 2 hours). How do you manage them all and still have 8 hours of sleep and 10+ hours for work/study?

    Liked by 1 person

    1. I guess attitude towards your day, your current task, your study might affect your performance too. Maybe I’m a bit lucky since I have an optimistic mindset, hence I can easily cope with different tasks through out the day.

      Liked by 1 person

      1. Your optimism as opposed to my perfectionism and sometimes unrealistic expectation in term of productivity. Gotcha. It’s so hard to change though, and especially to follow-up with “Just do it”. I don’t think I know how to take advantage of the Pomodoro method yet. There are so many articles written on how it can be done but it’s still kinda abstract to me. What exactly do you do in that 25 minute sprint? Does writing non-sense for 25 minutes count, so on and so forth.

        Like

  4. Hôm đó em cũng tập trung ôn thi. Cũng mở forrest và thấy lần đầu tiên anh học 10h đồng hồ liên tục. Em cũng cố gắng theo và cũng hơn 9h đồng hồ. Thật sự càng đến gần ngày thi học sẽ càng tập trung và ko hề mệt luôn ý ạ. Nhưng dạo này bận quá em cũng bỏ quên nhiều thói quen mà trước đó em cố gắng thực hiện

    Liked by 1 person

  5. Em hiện tại kỷ lục là 8 tiếng 30 phút trên Forest, anh hay thật ạ 👍 Bên cạnh đó, anh có recommend cách nào để buổi tối còn sức vào bàn học không ạ? Em sáng hc 2 tiếng chiều 2 tiếng + self improvement tối (tiếng Anh, sách, đàn,…). Tối em không focus vào việc học được nổi 🤣 Chúc anh nhiều sức khoẻ!

    Liked by 1 person

  6. Nhờ anh mà em lại biết thêm một ứng dụng hay nữa ạ! Dạo này em bị lười khá nhiều và không follow được những công việc và thói quen mà mình đặt ra, trừ khi đi học và làm thêm ra thì thời gian còn lại cảm thấy ngồi không chưa làm được gì mà đã hết ngày rồi ấy huhu

    Like

  7. Trong học tập thì em nghĩ dành càng nhiều thời gian càng tốt. Nhưng sau những ngày dài học tập mệt mỏi, mỗi ngày 10-12h em thấy nó không thực sự hiệu quả, bởi lẽ mình học có thể nhiều thời gian nhưng trong khoảng thời gian đó mình không thực sự tập trung. Nên em nhận ra số công việc mình cần làm trong một ngày quan trọng hơn là số thời gian mình học. Em cũng giống anh, cũng đã có gắng tự tạo cho mình một morning routine và night routine, thiết lập kế hoạch, phân chia công việc trong những khoảng thời gian cụ thể và mội ngày đều dành chút thời gian đọc những blog trước của anh. Cảm ơn anh vì những chia đầy ý nghĩa này ạ

    Liked by 1 person

  8. Mình thấy bạn làm rất nhiều task một ngày. Như vậy thì sẽ phải chuyển context (context switch) rất nhiều. Như vậy có mất thời gian để chuyển tâm trí không? Và bạn xử lý vấn đề này ra sao?

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

    Liked by 1 person

    1. Thường thì nếu mình xác định sẵn khung giờ để làm các việc khác nhau từ trước đó thì cũng k mất thời gian để chuyển đổi context bạn ạ. Tất nhiên giữa các task mình sẽ luôn xen kẽ 5-10 phút nghỉ ngơi. Trong lúc nghỉ ngơi mình hay chơi nhạc, đánh đàn nên nó cũng phần nào giúp tâm trí mình được refresh lại

      Liked by 1 person

  9. Mình đã sử dụng forest được 1 thời gian rồi và cảm thấy đây như là một công cụ cam kết cho bản thân khỏi xao nhãng vậy đó, giúp mình vừa tập trung làm việc, học tập tốt mà sau đó kết quả số giờ tập trung còn khiến bản thân thêm tự hào. Nhưng mà chuyện bạn làm được cả 10 tiếng đúng là quá hay luôn nha, chắc là phải có nhiều động lực bên trong lắm nè phải không ^^ Cảm ơn chia sẻ thú vị của bạn.

    Liked by 1 person

Leave a comment