Khi Podcast không đơn thuần chỉ là để học ngoại ngữ

Trong các bài viết về chuyện học ngoại ngữ, mình luôn chia sẻ về việc nghe podcast như một công cụ để cải thiện trình độ nghe. Nhưng đối với mình, podcast không chỉ dừng lại ở đó. Podcast còn là một kho tàng chứa đựng vô vàn thông tin hữu ích, những ý tưởng thú vị, mới mẻ và sáng tạo, và đôi khi là những lời khuyên, bài học về cuộc sống.

Có một vài bạn nói rằng nhờ đọc blog mình mà các bạn lần đầu biết đến công dụng của podcast. Vì vậy, mình muốn dành riêng một bài chỉ để viết về podcast, cũng như lợi ích của podcast đối với mình.

Podcast là gì?

neil-godding-NMbZ7QM3XWM-unsplash
Nguồn ảnh: Unsplash

Search google “podcast là gì” thì bạn sẽ thấy có rất nhiều bài viết chia sẻ về chủ đề này. Mình tìm được một bài viết của báo tuổi trẻ online từ năm 2005, tức là cách đây tận… 14 năm.

“Năm nay, Podcast đã đánh bại các ứng viên khác như “cúm gia cầm“, “sudoku” (một trò chơi toán học),… để trở thành “Từ ngữ của năm” do Từ điển tiếng Anh New Oxford American bình chọn. Podcast được định nghĩa là “việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự như vậy, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân”. Thuật ngữ Podcast do nhà báo Ben Hammersley đặt ra, ghép từ hai chữ “broadcasting” (phát thanh) và “iPod” (máy nghe nhạc cầm tay)” – báo tuổi trẻ.

Chắc chắn mọi người đều biết đến “Radio”, hay là “đài phát thanh”, “đài FM”,… Podcast có thể gọi là radio thời internet, khi mà podcast sử dụng mạng chứ không phải là sóng vô tuyến.

Nói đơn giản hơn, bạn đọc blog, xem youtube, còn nghe thì nghe podcast.

Làm thế nào để vào podcast?

Có rất nhiều cách để vào podcast trên điện thoại lẫn máy tính. Thường thì trên điện thoại sẽ có ứng dụng mặc định được cài sẵn để nghe podcast. Ví dụ như nếu bạn là người sử dụng điện thoại android thì sẽ có Google Podcast. Nếu bạn là dân “táo” thì trên iPhone có sẵn ứng dụng Podcast. Ngoài ra, ứng dụng nghe nhạc nổi tiếng Spotify cũng có thể kết nối podcast. Trên máy tính bạn chỉ cần gõ podcast lên thanh search là cũng ra được vài trang web, ví dụ như podbay.fm, iheart.com.

1200x630wa.png
Ứng dụng Podcast trên iPhone

Lần đầu biết tới podcast

Mình biết là có ứng dụng podcast trên điện thoại từ lâu rồi, nhưng phải đến cuối năm 2018 mình mới thực sự để ý đến và bắt đầu sử dụng nó. Ban đầu mục đích sử dụng podcast của mình là để học tiếng Anh. Đợt đó mình đang ôn thi IELTS và có đọc mấy bài chia sẻ trên group IELTS Ngoc Bach để tìm cách học phù hợp. Một bạn chia sẻ cách cải thiện trình độ nghe, đó chính là nhờ vào việc nghe podcast hàng ngày, và gợi ý 2 kênh podcast nên nghe là “BBC Learning English” và “BBC Global News Podcast”. Mình subscribe 2 kênh này, và cả The Ellen Podcast nữa (vì đợt đó nghiện xem The Ellen Show).

Nghe podcast để học tiếng Anh

Hàng ngày mình đều dành một khoảng thời gian nhất định để nghe podcast, đặc biệt là kênh BBC Learning English. Mỗi tập thường chỉ có 6 phút nên rất dễ nghe, và trong mỗi đoạn hội thoại người nói đều giải thích một số từ mới kèm theo ví dụ. Sau này mình phát hiện ra là có riêng ứng dụng BBC Learning English nên đã tải nó về để đọc cả transcript nữa. Nghe BBC Global News Podcast thì khó hơn nhiều, vì đây là kênh thời sự nên có rất nhiều từ ngữ chuyên môn, mà lại không có transcript để mình đọc. Nhưng mình vẫn cứ nghe đều đặn, một phần vì trình độ nghe của mình cũng khá tốt, hơn nữa mình cũng có thể biết được nhiều tin tức quốc tế mà không cần phải đọc trên vnexpress.

Cuối tháng 12 mình nhận được kết quả IELTS 8.0, trong đó nghe được tối đa 9.0. Mình chắc chắn một điều rằng, nhờ nghe podcast hàng ngày mà trình nghe của mình đã tăng lên một cách vượt bậc. Chưa chắc mình đã được điểm nghe cao nếu chỉ đơn thuần là nghe và làm đề trong các cuốn IELTS Cambridge.

Podcast không chỉ là để học ngoại ngữ

Trong quá trình sử dụng podcast, mình nhận ra rằng podcast chứa đựng rất nhiều kênh khác nhau, chứ không đơn thuần chỉ là kênh thời sự hay là một chương trình nhất định. Cũng giống như blogger hay youtuber, podcast cũng có những cá nhân hay một nhóm tự tạo ra kênh riêng, và đăng tải lên những câu chuyện xoay quanh chủ đề mà họ muốn chia sẻ.

Mình tìm đến những kênh podcast khác nhau, follow những channel có chủ đề mà mình quan tâm, ví dụ như The Minimalists, The Groud Up Show của Matt D’Avella hay là Optimal Health Daily. Mình sẽ chia sẻ cụ thể về những podcast mà mình nghe… một lúc nữa.

Kể từ đó, mục đích nghe podcast của mình không đơn thuần chỉ là để học ngoại ngữ, để tìm xem có từ nào mình không hiểu, mà còn là nghe để tiếp thu nội dung, để tiếp cận đến những ý tưởng, chia sẻ thú vị, để học hỏi nhiều điều mới mẻ, và để tìm được nguồn cảm hứng trong cuộc sống.

“Ngoại ngữ kém nên sợ không nghe được Podcast”

Sẽ có nhiều bạn nghĩ vì bản thân không giỏi ngoại ngữ nên có nghe cũng như không, hay là vì Podcast không có audio transcript nên khó nghe,…

Với những ai đang có suy nghĩ đó, thì mình muốn nói rằng, trên podcast có rất nhiều kênh tiếng Anh, tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu nên bạn không phải lo. Hơn nữa, nếu muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ thì việc tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ đó rất quan trọng. Bạn chỉ cần có app Podcast trong điện thoại, và đôi khi là chiếc tai nghe, thế là có thể nghe tiếng Anh, tiếng Nhật ở bất kì nơi đâu.

Bạn có thể tham khảo một số kênh học tiếng Anh ở đây: https://x3english.com/bai-nghe-tieng-anh/

Với những ai muốn học tiếng Nhật, kênh japanesepod101 (dạy tiếng Nhật bằng tiếng Anh), hoặc là NHK WORLD RADIO JAPAN (dành cho người mới học) sẽ là sự lựa chọn tốt.

Một số kênh podcast mình nghe

1. The Minimalists 

MinsPodcastCover

Mình biết đến 2 người này từ khá lâu rồi nhưng mãi cho đến đầu năm nay khi bắt đầu nghe podcast nhiều hơn thì mình mới follow kênh The Minimalists. Joshua (trái) và Ryan (phải) là đồng tác giả của cuốn sách “Minimalism: Live a meaningful life“, và cũng là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu “Minimalism: A documentary about the important things“. Cứ mỗi một tuần Ryan và Joshua sẽ nói chuyện với nhau về một chủ đề nào đó liên quan đến chủ nghĩa tối giản, và đôi khi có cả khách mời tham dự cùng. Nhờ nghe podcast the minimalists mà mình biết đến cuốn sách “Digital Minimalism” của Cal Newport, hay là cuốn “Atomic Habits” của James Clear. Bạn nào nghe tiếng Anh tốt mà lại muốn tìm hiểu về chủ nghĩa tối giản thì mình cực kì suggest kênh này.

2. The Ground Up Show

grounduplogo4519

Kênh này của Matt D’Avella, một youtuber nổi tiếng mà mình đang theo dõi. Matt làm video cực kỳ hay, ở cả mặt chất lượng hình ảnh lẫn nội dung. Video được xem nhiều nhất của Matt là “A Day in the Life of a Minimalist” (Một ngày của người sống tối giản) với 11 triệu lượt view.

The Ground Up Show là một kênh khác của Matt (có cả trên youtube). Matt thường ngồi với khách mời (1v1) và trò chuyện xoay quanh nhiều chủ đề trong cuộc sống, với mục đích có thể truyền tải nguồn cảm hứng liên quan tới sự sáng tạo, cũng như giúp người nghe tìm ra những giải pháp tối ưu hóa cuộc sống ở mọi khía cạnh, ví dụ như sức khỏe, tiền bạc, công việc,…

3. Optimal Health Daily

1860479-1559029271517-8f9f1fd401516

Optimal Health Daily là một kênh podcast con của hệ thống Optimal Living Daily được lập ra bởi Justin Malik. Hệ thống podcast OLD bao gồm 5 kênh podcast là Health, Finance, Relationship, Personal Development và Business, và đều có điểm chung là đọc lại các bài viết blog trên mạng. Ở mục giới thiệu trong OLD Health có ghi là “Tại sao bạn phải tốn công tìm những bài đọc về sức khỏe và thể dục khi mà ở đây đã có sẵn người đọc cho bạn? Hãy coi Optimal Health Daily như là một audioblog hoặc là blogcast”

Mình rất thích hệ thống kênh podcast này, vì thời lượng mỗi tập thường chỉ vào khoảng 10 – 15 phút nên rất dễ nghe. Mình thường nghe kênh này vào buổi sáng sớm lúc đang tập yoga hoặc là lúc nghỉ trưa.

4. NHK Radio News

3-5-2-700x263

Đây là kênh tin tức thời sự tiếng Nhật duy nhất mình nghe trên podcast. Hiện tại mình đang ôn thi tiếng Nhật nên mình cũng tăng thời lượng tiếp xúc với tiếng Nhật, bằng cách nghe podcast. Tương tự như Optimal Health Daily, mình thường nghe NHK vào sáng sớm sau khi ăn. Cứ mỗi một giờ thì kênh sẽ update tin tức mới trong vòng 5 phút, nên cũng dễ theo dõi.

Một số kênh khác

5. The Blue Expat: Kênh tiếng Việt duy nhất mình follow. Mình suggest mọi người nghe một số bài nói trên kênh này, ví dụ như “Stop Multitasking”, “4 bí kíp để học ngoại ngữ hiệu quả”,…

6. BBC Global News Podcast: kênh tin tức của đài BBC. Tuy nhiên không hiểu vì sao dạo này mình không truy cập được vào các tệp tin nghe. Khả năng cao là bị chặn giống như bbc trên web.

7. Ellen on the Go: podcast của chương trình Ellen, với nội dung là tổng hợp lại một số đoạn hội thoại giữa Ellen và khách mời chương trình trong mỗi tập.

8. The Daily Meditation Podcast: một kênh podcast rất phù hợp cho những ai đang muốn tìm nghe một giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp mà lại về chủ đề meditation.

Kết

Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người nhận ra được lợi ích của podcast, và biết tận dụng nó để vừa học ngoại ngữ và tìm kiếm những câu chuyện, những bài nói hay và có ích.

juja-han-uT55XxQLQGU-unsplash
Nguồn: Unsplash

Posted by

Chào mừng bạn đến với blog của mình. Đây là nơi mình thường xuyên chia sẻ về những câu chuyện nho nhỏ trong đời sống thường ngày của mình. Mình tin rằng, hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy được sự bình yên và một chút niềm vui nho nhỏ khi đọc blog của mình. ENJOY! ブログへようこそ! あるベトナム人(僕)の毎日の話です!日記だけでなく、人生話、ライフスタイル、そしてミニマリズムについて色々書いています。

7 thoughts on “Khi Podcast không đơn thuần chỉ là để học ngoại ngữ

  1. hôm nay em mới phát hiện ra trên Spotify cũng có podcast nữa, các kênh cũng tương tự như bên Podcast của Google, có thể nghe qua link open.spotify.com trên máy tính chứ không chỉ giới hạn trên điện thoại

    Liked by 1 person

  2. Cảm ơn anh vì những chia sẻ quý giá. Em đang học tiếng Nhật và có nghe NHK Radio News. Tuy chủ đề có đa dạng nhưng do không có script để kiểm tra lại nên rất lãng phí nguồn tài nguyên này. Anh có thể recommend cho em một số podcast tiếng Nhật trung cấp mà có script được không ạ? Em cảm ơn ạ.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s