3 thói quen mới cho năm 2021

Đối với mỗi một mục tiêu, mình thường “đính kèm” thêm một thói quen nhỏ nhất định để thực hiện và duy trì hàng ngày. Ở bài viết này, mình muốn chia sẻ với mọi người 3 thói quen mới được mình thiết lập và bắt đầu từ đầu năm 2021. Các bạn nhớ đọc đến cuối nhé, vì thói quen số 3 thú vị lắm.

1. NHIỀU HƠN 2021 BƯỚC CHÂN MỖI NGÀY

Cuốn sách “Lykke – Săn tìm hạnh phúc” của Meik Wiking đã giúp mình nhận ra rằng, đôi khi việc duy trì sức khoẻ thể chất không nhất thiết là cứ phải là đụng đến các loại máy tập hay cục tạ, mà chỉ đơn giản là đi bộ, đạp xe nhiều hơn mỗi ngày.

Từ đó mà mình lập ra một resolution cho việc duy trì sức khoẻ thể chất năm nay là: “Đi bộ và đạp xe thường xuyên hơn”.

Tất nhiên ai cũng có thể viết ra được những resolution như thế này một cách dễ dàng, nhưng vấn đề ở đây là HOW?. Làm thế nào để đi bộ và đạp xe nhiều hơn?

Học thạc sĩ được một thời gian đã giúp mình hình thành được một lối tư duy mới, đó là phải có thước đo cho mọi thứ, phải đo lường được.
Làm thế nào để đo lường được việc mình đã đi bộ mỗi ngày?

Mình nhớ đến ngay ứng dụng Health của iPhone, vốn bị mình cho vào trang thứ 2 của một folder mà bản thân không thường mấy khi dùng. Mở lên thì thấy năm 2020 trung bình mỗi ngày mình đi 1841 bước chân.

Lên google search xem trung bình nên đi bao nhiêu bước chân, thì mình thấy ghi là 3000 – 4000 bước. Dựa vào con số này, kết hợp với tiêu chí của thói quen nhỏ, mình đã tạo ra một thước đo cho việc đi bộ, đó là đi nhiều hơn 2021 bước chân mỗi ngày. Mình chọn số này để cho nó trùng với năm 2021.

Đã được gần 1 tháng. Ngày nào mình cũng đi nhiều hơn 2021 bước. Nếu quy ra khoảng cách thì sẽ là 1.54 km (theo thang đo của kylesconverter). Vậy là mỗi ngày mình đều đi lại ít nhất 1.5km. Hôm nào không có dịp đi ra ngoài thì mình lại dành khoảng 30 phút buổi chiều để đi bộ đâu đó gần nhà, vừa đi vừa nghe podcast. Còn không thể ra ngoài, thì sẽ tìm cách để đạt 2021 bước chân, ví dụ lên xuống cầu thang, hay đi đi lại lại dưới tầng 1, vừa đi vừa ôm cún chẳng hạn.

Khi có dịp đi ra ngoài mà không vội, mình luôn sử dụng xe đạp thay vì xe máy hoặc ô tô. Mình thường kết hợp việc đạp xe với tản bộ và ngồi cafe học, đọc sách. Và với xe đạp, mình sử dụng app STRAVA để theo dõi quá trình đạp xe, và nó cũng được đồng bộ với ứng dụng Health trên iPhone.

Bên trái là ứng dụng Health của Apple iPhone. Thời điểm lúc đang viết blog là mới đi lại có hơn 300 bước, thế nên viết xong là sẽ đi bộ. Bên phải là ứng dụng Strava, mình chủ yếu sử dụng để theo dõi lộ trình đạp xe.

Ngoài việc theo dõi bằng smartphone, mỗi sáng mình đều ghi lại số bước chân của ngày hôm trước, rồi đến cuối tuần thì tính trung bình cộng lại. Trong 3 tuần đầu của tháng 1 thì mình luôn đi bộ trung bình 4,340 bước, tương đương với 3.31 km.

Năm 2021, mình muốn đi bộ và đạp xe nhiều hơn

→ Từ năm 2021, mình đặt mục tiêu phải đi bộ nhiều hơn 2021 bước mỗi ngày và theo dõi qua ứng dụng Health trên iPhone. Lúc nào muốn ra cafe học, mình sẽ đi bằng xe đạp, và theo dõi lộ trình đạp xe với ứng dụng Strava.

2. THEO DÕI CHI TIÊU HÀNG NGÀY

Một New Year Resolution khác của mình trong năm 2021 là “Improve Financial Literacy”, “ném vô” google translate thì nó dịch là “cải thiện kiến thức tài chính”. Đại khái là mình muốn bản thân trở nên có ý thức hơn với việc sử dụng tiền bạc. Khoan hãy nói đến việc tiết kiệm hay đầu tư, điều đầu tiên mình cần phải làm đó là ý thức được số tiền bản thân sử dụng hàng ngày.

Mình có mua cuốn Kakeibo của Fumiko Chiba để tham khảo về cách quản lý chi tiêu, tuy nhiên nhận ra rằng đó lại chính là một cuốn sổ ghi chép tài chính. Bản thân mình thì không mặn mà lắm với việc viết tay đối với quản lý chi tiêu, thế nên đã tìm và dùng thử một số ứng dụng, và quyết định sử dụng Simple MoneyNote của Komorebi Inc., cùng công ty phát triển ứng dụng nhật ký Simple Diary mà mình đã từng dùng (giờ chuyển sang ghi nhật ký trên Notion). Ngoài ra mình cũng dùng Notion để tổng kết lại thông tin chi tiêu hàng tuần, dựa trên những gì đã lưu lại hàng ngày trên MoneyNote.

Nhập vào số tiền đã sử dụng, kèm theo chú thích, sau đó là chọn theo mục nội dung (ở đây mình dùng tiếng Hàn). Bên phải là bảng thống kê chi tiêu (đầu vào, đầu ra, số phần trăm chi tiêu cho từng loại mục).

Cá nhân mình nghĩ là việc theo dõi chi tiêu hàng ngày đầu tiên sẽ giúp mình giải đáp các thắc mắc như “Ơ, hôm kia có tận 2 triệu trong ví, sao giờ chỉ có 500k?”, hay là “Hôm qua tiêu bao nhiêu ý nhỉ”, để rồi từ đó ý thức được “sự luân chuyển” của dòng tiền, và bắt đầu biết cách “giữ” cho tiền nó không bị “trôi” đi một cách nhanh nhất có thể =))

Năm 2021, mình muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân

→ Từ năm 2021, mình sẽ chủ động theo dõi chi tiêu hàng ngày với ứng dụng MoneyNote và Notion, qua đó giúp bản thân quản lý được vấn đề tài chính cá nhân, và trở nên có ý thức hơn với việc sử dụng tiền bạc.

3. ĐÁNH RĂNG BẰNG TAY KHÔNG THUẬN

Mình quyết định đưa thêm một thói quen mới vào Morning Routine của bản thân, đó là đánh răng bằng tay trái. Đây là một thói quen mới khá đặc biệt mà nó không đi kèm theo bất kì một resolution nào.

Chuyện là có một hôm mình xem được một video chia sẻ về lợi ích của việc đánh răng bằng tay không thuận. Video chia sẻ rằng, việc đánh răng bằng tay không thuận tuy sẽ khiến ta phải tập trung nhiều hơn cho việc điều khiển cánh tay đó, nhưng đây lại chính là cách giúp tâm trí ta quay về với hiện tại và không bị sao nhãng bởi những suy nghĩ linh tinh trong đầu. Thêm vào đó, việc sử dụng tay không thuận thường xuyên sẽ giúp ta kích thích và tối ưu hoá được bộ não của bản thân. Điều này đã được chứng minh qua một thí nghiệm khoa học được thực hiện bởi tiến sĩ Larry Katz ở trường Duke University Medical Center.

Đối với mình, việc đánh răng bằng tay không thuận vừa là một bài tập thiền, vừa là một bài tập có phần “khó khăn” ngay từ sáng sớm. Quả thật nó giúp thói quen đánh răng tưởng chừng “vô vị” trở nên thú vị hơn rất nhiều. Mỗi sáng mình đều phải ý thức việc đanh đánh bằng tay trái, và phải đánh sao cho bàn chải có thể đi vào mọi ngóc ngách bên trong hàm răng. Thay vì việc đánh răng qua loa trong khi nghĩ về nhiều việc, hay là vừa đánh răng vừa lướt mạng xã hội, mỗi sáng hãy thử cầm bàn chải bằng tay không thuận và đánh răng xem sao nhé!

Stay focused, be present.

Kira

28/01/2021

Posted by

Chào mừng bạn đến với blog của mình. Đây là nơi mình thường xuyên chia sẻ về những câu chuyện nho nhỏ trong đời sống thường ngày của mình. Mình tin rằng, hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy được sự bình yên và một chút niềm vui nho nhỏ khi đọc blog của mình. ENJOY! ブログへようこそ! あるベトナム人(僕)の毎日の話です!日記だけでなく、人生話、ライフスタイル、そしてミニマリズムについて色々書いています。

16 thoughts on “3 thói quen mới cho năm 2021

    1. E cũng đang tập đánh răng bằng tay trái nè, cơ mà vẫn vẫn mất tập trung như thường vì cũng tập 20 năm rồi :> just kidding
      Hay là mình cũng đánh răng bằng tay phải nhỉ 🤨

      Liked by 1 person

  1. Cái cuối cùng, em đã đánh răng bằng tay trái khi nào em cũng không nhớ luôn mà có lẽ là lúc nhỏ đánh bằng tay trái quen giờ toàn dùng tay trái để đánh và có lần em tự hỏi “ủa sao mình đánh răng tay trái dợ” xong lại đổi qua tay phải và đánh một hồi vì không thuận tay, cũng không tiện, thế là em quay về đánh bằng tay trái lại. Đọc blog của Anh em mới ngớ người ra đánh răng tay trái cũng có công dụng phết nhở và đến cái thí nghiệm cũng y chan mỗi lúc em đánh bằng tay trái vậy 😆.
    Cảm ơn Anh đã chia sẻ 3 thói quen mới của 2021 ạ.

    Liked by 1 person

  2. E cũng đang tập đánh răng bằng tay trái nè, cơ mà vẫn mất tập trung như thường vì cũng tập 20 năm rồi :> just kidding
    Hay là mình cũng tham khảo rồi tập thử bằng tay phải nhỉ

    Like

  3. Mình suggest Kira thói quen 1 đếm số bước chân được tốt hơn là anh xài thử ứng dụng Momo (mình không quảng cáo), Momo có chương trình rất thu hút là nuôi heo, mỗi ngày bước 4.000 bước thì sẽ được thức ăn cho heo và heo vàng, nhờ đó là động lực lớn để mỗi ngày mình thực hiện 4.000 bước/ngày. Ngoài ra Momo còn mở thêm nhiều sự kiện (ví dụ mục tiêu trong 2 ngày cuối tuần là 10.000 bước), mục đích lớn là để quyên góp cho những trẻ em, những hoàn cảnh vùng sâu vùng xa, hoạt động rất ý nghĩa. Với lại Momo lấy số bước chân từ ứng dụng Health, nên rất chính xác. Có gì Kira tham khảo nhé. 💖

    Liked by 1 person

  4. Ui, hồi xưa sau khi đọc được 1 nghiên cứu tượng tự như Kira nói ở trên thì mình quan sát thấy tay trái của mình bé hơn 1 chút, bàn tay ngắn hơn 1 chút và yếu hơn tay phải nhiều chút :))
    Thế là mình bắt đầu chăm sử dụng tay trái hơn, oánh răng, quét nhà, nhất là khoản cầm chảo (vì chảo inox 5 lớp siêu nặng). Thậm chí mình còn tập viết bằng tay trái luôn, mà sau thấy ứng dụng không cao nên bỏ.

    Anw, vụ đổi tay vui vui như kiểu sống lại từ đầu í nhỉ.

    Liked by 1 person

    1. Công nhận Lyndros ạ. Từ khi đổi sang đánh răng bằng tay trái thì nhận ra đôi khi dù tay thuận là tay phải nhưng không phải cái gì làm bằng tay phải cũng dễ. Bình thường sẽ quen bóp kem đánh răng bằng tay trái, nhưng đến khi cầm bóp kem đánh răng bằng tay phải thì lại cảm thấy gượng gượng, nhất là lúc hộp kem sắp hết =)) tự dưng có nhiều cái thú vị xuất hiện quá

      Like

  5. Mình cũng đã tập thử đánh răng bằng tay trái sau khi xem nghiên cứu bên trên 😀 Ngoài đánh răng mình còn tập tô màu bằng tay trái nữa. Mình thấy khá thú vị và không quá khó khăn. Quả thật, nó cũng là một cách giúp mình luôn tập trung vào hiện tại, đỡ suy nghĩ lung tung 😉

    Liked by 1 person

      1. Vẽ tay trái thì khó nhưng tô màu cũng ko quá thử thách nên mình thấy ko bị nản. Mình tô bằng mấy quyển tranh tô màu (“The secret garden “,…) hoặc tô màu khi vẽ mindmap 😉

        Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s