Kể từ khi về Việt Nam cách đây 3 năm, mình vẫn định kỳ mua hàng từ bên Nhật và nhờ gửi về đây. Có đợt thì mình trực tiếp đi mua khi có dịp được sang Nhật ngắn hạn, còn chủ yếu là mình nhờ bạn bè hoặc người quen xách tay hộ về.
Nhưng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát thì việc đi lại giữa Nhật-Việt cũng bị hạn chế rất nhiều. mình cũng không tìm được người quen nào sang Nhật về Việt như “đi chợ” trong thời điểm này, mà kể cả có thì mình cũng thấy ngại và sợ làm phiền khi nhờ họ.
Khi đang cảm thấy “bế tắc” trong việc tìm kiếm người có thể mua giúp mình đồ Nhật, thì mình vô tình biết đến một dịch vụ gọi là ZenMarket sau khi xem một video trên YouTube. Mình tò mò và tìm hiểu một chút về dịch vụ này, và sau một lần mua thử vào mùa hè tháng 6 thì mình nhận thấy đây là một dịch vụ mua hàng rất tốt và uy tín.
Và đây sẽ là bài viết chia sẻ về cách mình mua hàng từ Nhật về Việt Nam thông qua ZenMarket. Hi vọng là bài viết này sẽ giúp các bạn biết đến một sự lựa chọn lý tưởng cho việc tìm mua hàng nội địa Nhật, đặc biệt là những mặt hàng mà rất khó tìm mua được ở Việt Nam, ví dụ như văn phòng phẩm hay là sách.
ZenMarket là gì?
Theo như phần giới thiệu trên trang chủ, ZenMarket là một dịch vụ mua hàng nội địa Nhật “với mục tiêu mang khách hàng nước ngoài đến gần hơn với sản phẩm nội địa Nhật”. Nói một cách đơn giản thì dù có ở Việt Nam, ở Mỹ hay các nước Châu Âu thì bạn vẫn có thể mua đồ nội địa Nhật qua ZenMarket và nhờ ship đến tận nhà một cách dễ dàng.
Sau đây mình sẽ chia sẻ về cách thức mua hàng trên ZenMarket qua một ví dụ cụ thể là một lần mua hàng trên nền tảng siêu thị online Amazon Japan.
Các bước mua hàng trên ZenMarket
Đầu tiên, mình sẽ ghi ngắn gọn toàn bộ chu trình sử dụng dịch vụ ZenMarket để các bạn có thể dễ hình dung hơn:
1. Chọn sản phẩm muốn mua trên ZenMarket
2. Nạp tiền và thanh toán lần 1 (cho sản phẩm)
3. Chờ sản phẩm về kho ZenMarket
4. Chọn phương thức đóng gói và vận chuyển về Việt Nam
5. Thanh toán lần 2 (cho phí vận chuyển)
6. Đợi hàng về đến nhà
7. Thanh toán lần 3 (thuế hải quan)
Trang chủ ZenMarket
Đây là giao diện chính của website ZenMarket tiếng Việt. Ấn tượng đầu tiên của mình khi truy cập website của ZenMarket, đó là thiết kế giao diện tuy đơn giản nhưng lại rất informative (có nhiều thông tin), đặc biệt là những thông tin quan trọng như chi phí, cách thức mua và gửi hàng. Lướt xuống phía dưới, bạn cũng sẽ thấy được một biểu đồ hiển thị các bước mua hàng trên ZenMarket, bắt đầu từ bước thêm sản phẩm vào giỏ hàng, và kết thúc ở bước chờ nhận bưu kiện.
Một khi đã quyết định sử dụng ZenMarket thì bạn cần phải đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản. Bạn có thể sử dụng gmail hoặc facebook để đăng ký cho ZenMarket.
Chọn sản phẩm cần mua
Trước đây mỗi khi mua đồ Nhật thì mình sẽ lên Amazon Japan, chọn mua món hàng cần mua và gửi về địa chỉ của người bạn mà sẽ giúp mình mang về. Còn khi sử dụng ZenMarket, việc mình cần làm sẽ là tìm sản phẩm đó ở trên ZenMarket, hoặc là copy paste đường link amazon sang bên thanh tìm kiếm của ZenMarket. Cách thứ hai này tiện hơn và sẽ tìm ra được chính xác sản phẩm bạn cần tìm, vì đôi lúc tính năng tự động dịch trên ZenMarket sẽ không chính xác được 100%. Ví dụ như sản phẩm sổ tay Hobonochi, tiếng Anh là “Hobonichi 2022 Notebook Body Original”, thì ở bên ZenMarket sẽ tự động dịch thành “Hobonichi Techo 2022 phần thân máy tính xách tay nguyên bản”. Cái này mình nghĩ là do cách để tên trên Amazon nó hơi kỳ, chứ với đa số các sản phẩm thông dụng thì hệ thống tự động dịch của ZenMarket khá chính xác. Khi đã xác nhận được đúng sản phẩm cần mua trên ZenMarket thì ấn nút thêm vào giỏ hàng.
Nạp tiền vào ví ZenMarket và thanh toán
Sau khi đã thêm đầy đủ các sản phẩm thì bạn cần nạp tiền vào ví ZenMarket để tiến hành mua. Có nhiều cách thức nạp tiền, bao gồm sử dụng thẻ VISA Credit/Debit, Paypal, tiền ảo hoặc là chuyển khoản quốc tế. Tùy từng phương thức nạp tiền mà phí gửi tiền cũng sẽ khác nhau. Ở đây mình nạp bằng thẻ VISA vì nó tiện và có tỷ giá tương đối tốt.
Trong mục trang chính, bạn sẽ thấy danh sách các sản phẩm bạn đã mua, cùng với những thông tin quan trọng như số lượng, giá sản phẩm, và phí dịch vụ. Với mỗi mặt hàng, ZenMarket sẽ thu phí dịch vụ là 300 yên tương đương 65,000 VNĐ. Lưu ý rằng nếu bạn mua 4, 5 món hàng cùng loại thì phí dịch vụ vẫn sẽ là 300 yên, nhưng với hai mặt hàng khác nhau thì sẽ tính hai lần phí dịch vụ. Sau khi đã xác nhận đầy đủ về giá thì ấn nút thanh toán.
Bạn có thể theo dõi quá trình mua hàng qua tab Sự Kiện trên ZenMarket. Ở đây bạn sẽ thấy thông tin cụ thể bao gồm thời gian, nội dung, và biết rõ được sản phẩm đã được mua lúc nào, sản phẩm đã đến kho của ZenMarket vào ngày nào. Nếu đăng ký Gmail thì ZenMarket sẽ gửi đầy đủ thông tin về quá trình mua hàng nên bạn cũng có thể check ở trên hòm thư của bạn.
Tạo bưu kiện và gửi hàng
Sau khi toàn bộ sản phẩm đã về đến kho hàng của ZenMarket, việc tiếp theo bạn cần làm là tạo bưu kiện. Bước này nó giống với bước bạn nhờ người bạn của mình đóng gói hộ các sản phẩm và mang ra bưu điện gửi.
Ở trên ZenMarket bạn có thể một trong các loại hình thức vận chuyển phổ biến như như EMS, Airmail, FedEx hay DHL. Mỗi hình thức vận chuyển sẽ có chi phí cũng như thời gian vận chuyển khác nhau.
Để biết thêm về chi phí vận chuyển, bạn có thể ấn vào dòng chữ “chi phí sẽ là bao nhiêu” ở góc bên phải, rồi nhập vào ô trọng lượng bưu kiện để có thể tham khảo bảng giá vận chuyển của các công ty khác nhau.
Một khi xác nhận được hình thức đóng gói và phương thức vận chuyển thì mục thông tin ở tab bưu kiện sẽ hiển thị ô màu đỏ tương ứng với “đang đóng gói”. Đóng gói xong thì ô sẽ có màu vàng. Đến bước này bạn sẽ biết được chi phí vận chuyển cho toàn bộ kiện hàng của bạn. Mình sử dụng EMS, với chi phí là 3000 yên cho một bưu kiện nặng 1645g cùng với kích thước 35x28x11.
Sau khi đã thanh toán phí vận chuyển thì ô màu sẽ chuyển sang màu xanh lá cây (thanh toán hoàn tất), và sẽ đổi sang xanh nước biển khi kiện hàng đã được vận chuyển đi, kết thúc toàn bộ quá trình mua hàng trên ZenMarket. Việc cuối cùng bạn cần làm, đó là đợi bưu kiện về đến trước cửa nhà bạn, và trả thêm một loại phí gọi là thuế hải quan/nhập khẩu.
Đánh giá ZenMarket: Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
– Có thể thông qua ZenMarket để mua từ bất kỳ kênh bán hàng trực tuyến nào ở Nhật, ví dụ như Amazon, Rakuten, Yahoo Shopping.
– Hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ và có thể mua sắm bằng tiếng Việt. Toàn bộ các thông tin chi tiết được ghi ở bên Amazon hay Rakuten cũng sẽ đều được tự động dịch sang tiếng Việt, giúp người mua có thể biết được thêm thông tin của sản phẩm mà không cần phải… google translate.
– Theo dõi sản phẩm dễ dàng qua hệ thống được cập nhật liên tục trên trang chủ.
– Hợp nhất đóng gói và được lựa chọn các phương thức vận chuyển khác nhau phù hợp với nhu cầu của bản thân.
– Và điều quan trọng nhất, đó là NHANH! Trong những lần mua hàng Nhật qua ZenMarket thì mình luôn nhận được hàng chỉ sau hơn 1 tuần kể từ ngày ấn nút mua trên ZenMarket. Đầu tháng 10 mình có mua set sổ tay Hobonichi (05/10) và đến ngày 15/10 (tức là sau 10 ngày) thì bưu kiện đã về đến nhà mình.
Nhược điểm
– Mặc dù có hỗ trợ tính năng tự động dịch nhưng thi thoảng vẫn khó tìm trực tiếp một số sản phẩm trên nền tảng ZenMarket, thay vào đó cần phải copy paste đường link từ bên kênh bán hàng trực tuyến của Nhật.
Lưu ý rằng những ưu và nhược điểm mình kể ở trên là chỉ dựa vào những dịch vụ cơ bản của ZenMarket như mua hàng trên Amazon hay Rakuten, còn với một số dịch vụ khác như đấu giá (Auction) thì mình cũng không rõ liệu sẽ có thêm ưu nhược nào không, cái này thì phải trực tiếp trải nghiệm mới biết được.
Chi phí sử dụng dịch vụ ZenMarket
Cuối cùng, mình muốn nói về mặt chi phí sử dụng dịch vụ, và mình nghĩ đây cũng là điểm mấu chốt mà rất nhiều người quan tâm. Sở dĩ mình tách riêng phần chi phí thành một mục riêng, vì mình nghĩ là mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau về khoản chi phí dịch vụ. Sẽ có người nghĩ đây là một nhược điểm lớn khi sử dụng ZenMarket, những cũng sẽ có người nghĩ đây là một mức giá phù hợp với những gì ZenMarket đem lại cho người dùng.
Bên cạnh giá sản phẩm, người dùng sẽ phải trả thêm một khoản chi phí bao gồm: phí dịch vụ cố định 300 yên cho mỗi sản phẩm, phí vận chuyển, phí chuyển tiền và thuế hải quan. Dưới đây mình sẽ liệt kê chi tiết toàn bộ chi phí mình chi trả cho đợt mua gần nhất trên ZenMarket:
– Sản phẩm gốc: 15,840 yên
– Phí dịch vụ: 300 x 5 (5 mặt hàng)
– Phí vận chuyển: 3000 yên (EMS, 1645g)
– Thuế hải quan: ~ 6000 yên
Như vậy, tổng số tiền mình cần phải chi trả cho lần mua này là 26,340 yên, tức gấp khoảng 1,6 lần so với giá sản phẩm gốc. Tất nhiên con số này cũng sẽ dao động khi bạn thay đổi các tùy chọn như phương thức vận chuyển, cách đóng gói hay là số lượng sản phẩm trong một bưu kiện. Ở đây thuế hải quan là khoản phải chi trả nhiều nhất. Cái này thì cũng không thể tránh được vì hàng hóa gửi từ nước ngoài về Việt Nam đều bị đánh thuế. Nhưng nhìn chung thì mức chi phí này là tạm chấp nhận được, và như mình thì mình coi đây là sự “trade-off” hợp lý để đổi lấy một dịch vụ cực kì tốt với phương châm “3 không”: không phiền, không chậm và không âu lo.
Hi vọng là bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dịch vụ mua hàng Nhật nội địa ZenMarket mà mình đang sử dụng để một số món đồ như sổ tay Hobonichi hay là sách Nhật. Phía dưới sẽ là một số đường link dẫn tới ZenMarket:
Trang chủ ZenMarket: https://bit.ly/trang-chu-zenmarket
Tổng hợp danh mục đồ Nhật: https://bit.ly/hang-nhat-ban
Facebook: https://www.facebook.com/ZenMarketNhatBan
Instagram: @zenmarket_vi
Mình cũng để luôn link mua sổ tay Hobonichi năm 2022 cho bạn nào quan tâm:
Em ơi cho chị hỏi chút, nếu mà mua sách trên đó thì mình phải tự xin giấy thông quan hay chỉ ở nhà đợi là sách về em nhỉ?
LikeLike
dạ mình chỉ đợi sách về chị ạ ^^
LikeLiked by 1 person