Khi đưa ra một mục tiêu, hãy thiết lập nó một cách cụ thể. “Giảm 3 cân” sẽ là một mục tiêu tốt và thực tế hơn “giảm cân”. “Ngủ sớm hơn”, “ăn ít hơn” là những mục tiêu quá trừu tượng, vì vậy cần phải cụ thể hóa những mục tiêu đó. Dưới đây là các bước mà tiến sĩ Heidi Grant chỉ ra để có thể xây dựng được một mục tiêu cụ thể
Bước 1: Viết ra mục tiêu của bạn. Ví dụ: Giảm cân
Bước 2: Tự hỏi bản thân: Làm thế nào để bạn biết rằng đã đến lúc bản thân đạt được mục tiêu, thành công đó? – Ví dụ: Tôi biết là tôi giảm cân thành công khi mặc vừa quần jean cỡ M mua hồi trước.
Bước 3: Bây giờ, hãy viết lại mục tiêu một cách cụ thể hơn. Ví dụ: Mục tiêu giảm cân là để mặc vừa quần jean cỡ M
Bước 4: Hãy thử tưởng tượng đến mặt tích cực, cũng như là những cản trở nhất định để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Mặt tích cực – Trông dáng người thon thả hơn, sẹc xi hơn. Sự cản trở: Khó khăn trong việc ăn uống, chế độ sinh hoạt,…
Trên đây là những gì mình đúc kết được từ chương 1 của cuốn sách “9 điều người thành công thường làm” (Nine Things Successful People Do Differently). Chiến lược đầu tiên – cụ thể hóa mục tiêu – tuy là một điều gì đó khá hiển nhiên, nhưng mình nghĩ không phải ai cũng áp dụng điều này.
Nhờ đọc các đầu sách self-help mà mình đã áp dụng chiến lược này từ cách đây khá lâu rồi, và nó đã đem đến những thành công nhất định cho mình, đặc biệt là trong học tập và công việc. Mình sẽ đưa ra thêm những ví dụ cụ thể.
#1 – Học tiếng Hàn
Ban đầu mục tiêu học tiếng Hàn của mình đơn thuần chỉ là: hoàn thành khóa học B2 trên mạng. Nhưng rồi sau khi đã xác định được nội dung khóa học, mình viết lại mục tiêu một cách cụ thể hơn: Hoàn thành 20 chương của khóa học B2 trong vòng 6 tháng. Rồi sau đó mình lại chia nhỏ mục tiêu thành những việc cần làm tương tứng theo tuần, rồi theo ngày. Khóa học có 20 chương, mỗi chương có 4 phần chính, vậy thì từ đó mình có thể thiết lập mục tiêu siêu cụ thể như sau:
“Để hoàn thành khóa học B2 tiếng Hàn trong nửa năm, mỗi tuần mình cần học xong 1 chương. Vì mỗi chương có 4 phần nên 1 tuần mình dành ra 4 ngày để học, mỗi ngày 25 phút. Như vậy mình sẽ hoàn thành khóa học trong 20 tuần”.
#2 – Ôn thi chứng chỉ tiếng Nhật JLPT
Mục tiêu ban đầu của mình đơn giản là “đỗ N1”. Nhưng đây là một mục tiêu rất lớn, vì thế mình tạm gạt nó sang một bên, và bắt đầu viết lại mục tiêu một cách cụ thể hơn và thực tế hơn: “Hoàn thành việc ôn thi N1 trong vòng 3 tháng, với một tiến trình cụ thể A-B-C, sử dụng những đầu sách 1-2-3”.
Chính nhờ việc thiết lập mục tiêu cụ thể, mình đã xây dựng được cả thói quen ngồi học và ôn thi mỗi ngày, và kết quả là mình đạt được mục tiêu đỗ N1. Chi tiết về phương pháp ôn thi N1 mình đã chia sẻ trên blog cá nhân, các bạn có thể đọc ở đây: https://thehanoichamomile.com/2019/04/07/phuong-phap-tu-on-jlpt-n1-cua-minh/
Từ hôm nay, hãy cụ thể hóa những mục tiêu của bản thân, và mình nghĩ đây sẽ là bước khởi đầu tốt cho sự thay đổi tích cực và thành công sau này.
Nguồn tham khảo:
6 thoughts on “#1 – Cụ thể hóa mục tiêu”