Người ta thường nói rằng, càng cấm làm gì thì sẽ lại càng muốn làm điều đó. Điều này đã được nghiên cứu chứng minh là đúng. Khi thiết lập mục tiêu, đôi khi chúng ta lại quá để tâm vào việc “KHÔNG LÀM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ”, nhưng việc này lại có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực.
Thay vào đó, hãy nghĩ theo hướng “Nên làm gì khác để thay thế hành động không muốn làm?” (What will I do instead?).
Trong chương này, tác giả đã dẫn chứng một bài nghiên cứu rất thú vị của nhóm nghiên cứu trường đại học Utrecht, Hà Lan. Họ đã tiến hành so sánh ba mệnh đề “NẾU-THÌ” (If-Then Plans).
(1) Replacement Plans (thay thế): tập trung vào việc thay thế hành động xấu bằng một hành động tốt hơn. “Nếu như mình cảm thấy thèm ăn sô cô la thì mình sẽ ăn hạt hạnh nhân”.
(2) Ignore Plans (phớt lờ): tập trung vào việc cố gắng bỏ quả những cám dỗ, suy nghĩ về việc làm một điều gì đó không tốt. “Nếu bản thân cảm thấy muốn hút thuốc lá thì sẽ cố gắng phớt lờ suy nghĩ đó đi”
(3) Negation Plans (phủ định): tập trung vào việc thúc đẩy bản thân không nên làm điều gì đó. “Nếu mình ở siêu thị, mình sẽ không mua sắm gì linh tinh”.
Kết quả cho thấy, phương pháp phủ định (3) kém hiệu quả nhất, thậm chí đôi khi còn dẫn đến hệ quả tiêu cực hơn đó là khiến con người có xu hướng làm những điều cấm đoán nhiều hơn trước. Trong khi đó, phương pháp thay thế (1) đem lại một kết quả tích cực hơn, chứng tỏ rằng suy nghĩ về việc nên làm điều gì để thay thế hành động không mong muốn sẽ là một chiến lược hiệu quả giúp chúng ta đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
2 bước đơn giản giúp bạn tập trung hơn vào điều bản thân nên làm
1 Thay vì viết ra mục tiêu “dừng làm điều gì đó”, thì hãy tập trung xây dựng mục tiêu thay thế “làm điều gì khác”.
2 Đưa vào mệnh đề Nếu-Thì (If-then). Nếu bạn cảm thấy …. thì sẽ làm một việc khác. “Nếu cảm thấy thèm ăn đồ ngọt, thì mình sẽ ăn hạt hạnh nhân, hạt điều”.
Từ hôm nay, hãy cố gắng hạn chế suy nghĩ “KHÔNG ĐƯỢC…” – “không được ăn nhiều quá”, “không được làm việc quá sức”, “không được đi ngủ muộn”, và tìm cho mình những hành động thay thế phù hợp cho những hành động “không được làm…” đó.
Đây cũng là quy tắc cuối cùng trong cuốn sách 9 điều người thành công thường làm của tác giả Heidi Grant Halvorson. Mình hi vọng là những nội dung mình chia sẻ trong suốt 2 tuần vừa rồi về cuốn sách đã giúp bạn tiếp thu thêm nhiều điều thú vị và mới mẻ. Hãy chọn cho mình một hoặc hai quy tắc để áp dụng ngay từ ngày hôm nay, qua đó giúp hành trình đạt tới mục tiêu của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Stay focused, be present.
Kira
Nguồn tham khảo:
(1) Halvorson, H. G. (2018). 9 Things successful people do differently. Harvard Business Review Press.
(2) Adriaanse, M. A., Van Oosten, J. M., De Ridder, D. T., De Wit, J. B., & Evers, C. (2010). Planning what not to eat: Ironic effects of implementation intentions negating unhealthy habits. Personality and Social Psychology Bulletin, 37(1), 69-81.
Các bài viết trước:
9 điều người thành công thường làm
#2 – Phương pháp “Nếu-Thì” giúp ta dễ dàng thực hiện các mục tiêu đã đề ra
#3 – Theo dõi tiến độ làm việc của bản thân
#4 – Tích cực một cách thực tế
#5 – Tập trung vào việc trở nên tiến bộ hơn mỗi ngày
Thank you, Mr. Kira!
LikeLike
Thank u for sharing
LikeLike
– Cảm ơn anh rất nhiều ạ!!!
– Em cũng đang trong giai đoạn biết mình cần làm gì nhưng lại bị cám dỗ của những thứ xung quanh như facebook, mạng xã hội,… nên dù sử dụng nhiều thời gian để học nhưng lại không được hiệu quả.
– Sau khi đọc bài này, em nhận ra nếu mình cảm thấy nhát thì mình sẽ đi rửa mặt, nếu mình muốn dùng facebook thì mình sẽ tập thể dục,… (cách thay vì viết ra mục tiêu muốn ” dừng làm 1 điều gì đó không quan trọng với mình”, mà thay thế một mục tiêu khác và sử dụng mệnh đề Nếu- thì.
LikeLiked by 1 person